Thường ngày chúng ta chỉ biết tới
xương rồng đá như một loại cây cảnh. Thế nhưng
xương rồng có rất nhiều công dụng mà chúng ta chưa biết. Loại
xương rồng đá đa di năng này chủ yếu là xương rồng họ Opunitia. Dưới đây là một số công dụng của
xương rồng đá mà không phải mọi người ai cũng biết.
1.
Xương rồng đá - sơn hào hải vị giữa sa mạc
Điều này khá lạ lẫm bởi ít ai nghĩ tới loài cây gai góc này lại làm nên những món ăn ngon tuyệt vời – hương vị của sa mạc. Có thể gọi tên một số món như: salad xương rồng, xương rồng sào ớt, gỏi xương rồng, sinh tố xương rồng…Có tới 300 món ăn chế biến từ xương rồng đá. Món ăn từ xương rồng rất phổ biến và chúng được bán như một món rau thường ngày ở các nước Châu Mỹ.
Gần đây giống xương rồng này được du nhập vào nước ta và được trồng ở Ninh Thuận. Món sinh tố xương rồng chế biến từ quả của cây xương rất ngon lại bắt mắt, được người dân rất ưa chuộng.
Món ăn làm từ xương rồng ở Quảng Nam
2. Xương rồng đá – lá chắn tia tử ngoại
Các nhà khoa học cho rằng
xương rồng có thể giúp giảm bớt tác hại của tia tử ngoại phát ra các thiết bị điện tử vì chúng có thể hấp thu một phần các tia tử ngoại. Đối với người Việt mình tâm linh một chút, khi muốn đặt
xương rồng trong nhà để hạn chế tia tử ngoại nên đặt chúng phía sau các thiết bị điện tử, xem bài viết
đại họa khi chơi xương rồng đá để đặt xương rồng ở vị trí phù hợp.
Xương rồng đá chống được các tia tử ngoại
3. Xương rồng đá – bài thuốc hiệu quả cho nhiều bệnh
- Đau lưng: Theo một số bài thuốc dân gian xương rồng có thể sử dụng làm thuốc trị đau lưng bằng cách luộc xương rồng để ăn. Ngoài ra có thể nấu cá lóc với xương rồng ăn liên tục trong vài ngày có thể chữa đau nhức do gai cột sống.
- Bệnh tiểu đường, dạ dày, mệt mỏi: Ở Nhật Bản người ta tạo ra một chất ngọt sinh học có vị ngọt nhưng không chứa đường từ xương rồng dùng pha chế cà phê rất tốt cho người tiểu đường.
Xương rồng đá là bài thuốc hiệu quả cho nhiều bệnh
- Sốt: Nước ép từ quả của cây xương rồng trộn với mật ong giúp long đờm. Xương rồng có tính mát, giải nhiệt nên có thể chữa sốt.
- Đau răng: Hái cành xương rồng rồi cắt bỏ gai, đem nướng cho đến khi nóng mềm đem giã nát, nhặt xơ, bỏ thêm chút muối. Sau đó đặt vào răng đau ngậm chặt. Làm liên tục trong vòng 3-4 ngày. Sau mỗi lần ngậm bạn nhớ súc miệng tránh nuốt vì có thể gây tiêu chảy.
- Chữa mụn nhọt: Lấy cành xương rồng rồi bổ làm đôi, hơ trên lửa. Sau đó áp mặt cắt vào mụn nhọt. Một phương pháp khác có thể lấy một đoạn xương rồng cạo sạch gai, giã nát với lá ớt, lá mồng tơi đắp vào mụn để trị.
- Làm hạ đường huyết: Nhiều nghiên cứu cho thấy xương rồng giúp hạ đường huyết.
Ngoài ra, dung dịch từ thân cây xương rồng đá có thành phần như một lọa kháng sinh. Nó cũng được dùng để cho bệnh thấp khớp, phù nề, bệnh ngoài da. Thân cây sắc lấy nước có thể chữa bệnh gút.
Ở một số quốc gia người ta lại phát hiện ra nhiều công dụng của xương rồng. Các cây xương rồng đá được trồng để nuôi một loại dệp sáp. Loài dệp này được ép lấy nước màu đen nhuộm vải, màu sắc tự nhiên và rất bền màu.
Theo Ngọc Tư
Từ khóa liên quan:
Xương rồng đá, xương rồng, công dụng của hoa xương rồng đá,công dụng hoa xương rồng, tác dụng của xương rồng đá, hoa xương rồng đá.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét