Xương rồng đá là hình ảnh biểu tượng cho con người mạnh mẽ, giàu tình cảm nhưng không bao giờ thể hiện ra ngoài, là một tình yêu mãnh liệt cháy bỏng nhưng chưa dám thổ lộ. Không chỉ mang vẻ đẹp hình tượng,
xương rồng trong thuyết phong thủy cũng rất tốt cho ngôi nhà của chúng ta. Hãy học cách trồng và chăm sóc những cây xương rồng rồi đặt vài chậu
xương rồng đá trên bậu cửa sổ, ban công, lan can sẽ tô điểm những sắc màu rực rỡ cho tổ ấm của bạn.
Cách trồng
Xương rồng đá là cây mọng nước có khả năng chịu hạn cao vì vậy cần loại đất xốp, thoát nước tốt. Bạn có thể dùng hỗn hợp đất trồng từ các thành phần gồm tro, đất thịt pha cát, mùn. Muốn thoát nước tốt để không gây ngập úng khi trồng trong chậu cần trộn thêm sạn sỏi và đục lỗ chậu đủ rộng.
Cho đất trồng đã trộn vào 2/3 chậu đã đục rồi đặt cây vào. Dùng một tay giữ cây, một tay bốc thêm đất bỏ vào đầy miệng chậu. Ấn nhẹ bề mặt để lèn đất xuống cố định cây.
Chăm sóc
Xương rồng đá là loại cây tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc vì bản thân chúng là những loại dễ thích nghi, chịu khô hạn tốt và ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, để duy trì cho cây sống lâu, phát triển mạnh và cho hoa nhiều, đẹp thì cần kỹ thuật chăm sóc khoa học.
• Nước
Lượng nước và số lần tưới phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường, thời tiết, loại chậu trồng, loại
xương rồng. Thông thường chỉ 1 lần/ tuần. Nguyên tắc chung, cần quan sát nếu đất trồng khô hẳn rồi mới tưới. Chỉ cần vừa đủ cho nước ngấm tới rễ cây. Không nên tưới nước trực tiếp lên cây, tốt nhất là tưới kiểu phun sương từ từ vào đất. Thời gian tưới vào chiều mát, không nên tưới vào buổi sáng hoặc khi trời còn nắng.
• Ánh sáng và không khí
Xương rồng đá là loại cây ưa ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng mặt trời buổi sáng, không gian thông thoáng. Đó là lý do cần đặt những chậu xương rồng tại những nơi rộng rãi như: lan can, ban công, sân thượng…Đối với xương rồng con, mới trồng mỗi ngày cần hấp thụ ánh sáng mặt trời trực tiếp vào buổi sáng từ 1- 2 giờ/ ngày, cây bình thường cần khoảng 6 tiếng mỗi ngày. Không nên để cây quá lâu ngày trong bóng mát, khi mang ra trời nắng sẽ làm cây bị cháy, than thâm đen. Khi chăm sóc, nên quan sát lá để biết cây có thiếu nắng hay không. Thông thường khi lá cây rủ xuống và nhạt màu đi là cây bị thiếu nắng.
• Nhiệt độ
Ở hoang mạc với thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ ban ngày có khi lên tới 70°C nhưng ban đêm có thể chỉ 0°C,
xương rồng vẫn có thể tồn tại, Nhưng để chúng phát triển theo ý định chủ quan của chúng ta cần duy trì nhiệt độ trong khoảng 15°C - 28°C.
• Chế độ dinh dưỡng
Mặc dù
xương rồng đá rất dễ sống nhưng để kích thích ra hoa nên bổ sung đạm (N) để cây tăng trưởng thân, potassium (P) thích hợp cho hoa và quả, phosphorus (P) tạo điều kiện cho rễ phát triển và một số chất vi lượng khác khi cần thiết.
Trong thực tế, tỷ lệ bón phân cần theo thời kỳ sinh trưởng của cây. Mỗi thời kỳ bón với chế độ khác nhau. Trên thị trường có nhiều bình phân bón pha sẵn cho người trồng
xương rồng, trong đó có công thức và hướng dẫn cách pha tưới. Nên tuân thủ theo hướng dẫn để có hiệu quả tốt nhất.
• Phòng trừ sâu bệnh
Xương rồng đá là giống cây trồng ít sâu bệnh nhưng lại dễ bị nấm. Người chồng nên quan sát thường xuyên để diệt nấm sớm. Bệnh này lây lan rất nhanh, nhanh chóng cách ly với những chậu cây cảnh khác và sử dụng thuốc trị nấm cho cây mang mầm bệnh.
Chúc các bạn sẽ có những chậu xương rồng rực rỡ với kỹ thuật chăm sóc như trên!
Từ khóa liên quan:
Hoa xương rồng đá, xương rồng đá, xương rồng, hoa xương rồng, hướng dẫn cách trồng xương rồng đá, cách trồng xương rồng đá, cách trồng hoa xương rồng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét